Chùa Tây Phương là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội thích hợp cho những chuyến du xuân, cầu an, cầu tài lộc dịp đầu năm. Đi chùa Tây Phương có gì hấp dẫn? Nếu chưa biết đường đi chùa Tây Phương và các kinh nghiệm đi chùa Tây Phương thì hãy cập nhật ngay những thông tin của bài viết nhé.
Du lịch chùa Tây Phương có gì hấp dẫn?
Chùa Tây Phương có tên chữ là Sùng Phúc tự, thuộc địa phận thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ VI – VII, và hiện là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia vào năm 1962.
Qua nhiều lần trùng tu, đến nay, chùa Tây Phương vẫn giữ được vẻ cổ kính và riêng biệt so với những ngôi chùa khác. Đặc biệt, chùa Tây Phương được biết đến nhiều bởi kiến trúc xây dựng và nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì “Tây Phương cổ tự” được coi là một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê (thế kỷ XVII – XVIII).
Chùa được xây theo hình chữ Tam, gồm ba nếp nhà song song lần lượt là: Chùa Hạ, Chùa Trung và chùa Thượng. Ngoài ra còn có nhà thờ Tổ Mẫu, chùa Thanh Am, chùa Quan Âm. Chùa Hạ thờ Bát bộ Kim Cương, chùa Trung thờ Phật Tuyết Sơn, chùa Thượng thờ các vị La Hán. Mỗi nếp nhà có hai tầng mái được chạm trổ tinh tế, phóng khoáng với những góc mái cong vút gắn hình tứ linh. Toàn bộ tường gạch được để trần tạo cảm giác thanh sơ, mộc mạc rất hài hòa, đặc trưng.
Con đường từ chân núi lên đến cổng chùa không xa với hơn 200 bậc đá được làm từ đá ong – thứ vật liệu cổ truyền thống của vùng đất này. Từng bậc, từng bậc đá xù xì, thô ráp nhưng toát lên sự bền bỉ, thâm trầm nối tiếp nhau dẫn bước cho khách hành hương đến với đất Phật. Cái tĩnh lặng, yên bình ùa vào lòng người cảm giác hoan hỉ mà thư thái, nhẹ nhàng.
Người dân vẫn sinh sống ngay trên ngọn núi này bởi vậy mà đường lên chùa dễ bắt gặp một vài ngôi nhà nhỏ nhắn, thuần phác, đơn sơ. Những nếp nhà giản dị như hòa cùng không khí thanh tịnh, làm mờ đi nếp sống đô thị chỉ cách đấy không xa. Phải chăng cuộc sống thế tục nhiều đua chen cũng đã được thanh lọc khi kề cận cửa Phật?
Con người khi mới sinh ra đều mang trong mình bản chất hiền lành và lương thiện. Đến với chùa Tây Phương ai cũng mang tâm niệm hướng thiện, một lòng hướng đến những điều tốt đẹp. Cũng bởi vậy mà khi tới đây, người ta thấy mình như thuộc về nơi này, nơi mà sự thanh tịnh mang đến cho con người cảm giác có thể rũ bỏ mọi ưu tư, như được trở lại làm chính mình cái thuở “chi sơ”. Để rồi sau khi đi khắp cùng trời cuối đất, nơi bàn chân rong ruổi muốn trở về chỉ đơn giản là chốn mang lại sự yên bình cả về tâm hồn và thể xác. Nói theo cách của nhà Phật là nơi người ta có thể rũ bỏ hồng trần đa đoan. Dù tới vãn cảnh hay dâng lễ thì ghé thăm chùa Tây Phương, khách hành hương cũng có dịp để tìm thấy cho mình những ý niệm nhân sinh hoặc đơn giản là một khoảng tĩnh tại hoàn mỹ vốn ít ỏi giữa đời thường.
Không am hiểu về kiến trúc nên tôi không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp và giá trị của công trình kiến trúc ngàn năm tuổi này. Tuy nhiên, không cần phải là người có thị giác tinh tường thì các tác phẩm điêu khắc đặt trong chùa cũng đã để lại nhiều ấn tượng đặc biệt với du khách. 72 pho tượng gỗ được chạm khắc công phu, tinh xảo từ nếp áo đến tư thế, nét mặt với nhiều tâm trạng khác nhau như những con người bằng xương bằng thịt, sống động trước mắt khách tham quan. Cũng chính vì vậy mà những tác phẩm có một không hai này được đánh giá là tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta.
Các bộ tượng gồm bộ Tam thế Phật tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai; tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh; tượng đức Phật Di Lặc tượng trưng cho vị phật của thế giới cực lạc tương lai; bộ tượng Di đà Tam Tôn; tượng Văn Thù Bồ Tát; tượng Phổ Hiền Bồ Tát; tượng Bát bộ Kim cương, tượng La Hán…
Ấn tượng và được nhiều người biết đến nhất có lẽ là bộ tượng các vị La Hán hay còn gọi là các vị Tổ. Mỗi pho tượng mang một dáng vẻ, biểu lộ những tâm tư, thế thái khác nhau. Vị đứng, vị ngồi, vị hân hoan, thỏa mãn, vị đăm chiêu, vị hững hờ, khoan thai… Từng đường nét của mỗi pho tượng đều được các nghệ nhân khắc họa cực kì điêu luyện và giàu cảm xúc.
Một cuộc họp mặt của những bậc đắc đạo giữa xứ Phật thanh tịnh này tại sao lại có nhiều tâm trạng đến vậy? Đó có lẽ là niềm băn khoăn, trăn trở, là những suy tưởng về kiếp khổ đau quằn quại của chúng sinh. Thế giới tượng Phật là sự phản ánh hình ảnh của thế giới ngoài kia với đủ những hỷ, nộ, ái, ố của nhân gian. Sự khổ hạnh hay thỏa mãn, sung sướng vẫn luôn tồn tại trong cùng một xã hội và con người phải đối mặt với mọi trắc trở, khổ đau của cuộc đời để vươn tới những điều tốt đẹp. Những triết lý về cuộc đời, về hiện thực và tương lai hiển hiện như có như không khiến người ta chợt lắng mình suy ngẫm. Cuộc sống xô bồ, nhiều lo toan thường nhật dường như chẳng thể đem lại sự bình an từ trong tâm thức. Không phải chỉ chốn chùa chiền linh thiêng mới đem lại được cảm giác bình yên nhưng đôi ba phút lắng mình ấy giữa xứ Phật thật ý nghĩa biết bao.
Kinh nghiệm du lịch chùa Tây Phương
Ngày xuân đi vãn cảnh chùa, cầu phúc, cầu tài lộc, may mắn là nét văn hoá truyền thống rất đẹp của người Việt Nam. Những ngôi chùa có cảnh quan đẹp, cổ kính và linh thiêng như chùa Tây Phương luôn được nhiều người lựa chọn cho ngày khởi hành đầu năm của mình.
Lễ hội chùa Tây Phương diễn ra vào thời gian nào?
Hàng năm, chùa Tây Phương tổ chức hội chùa từ ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch, thu hút du khách ở khắp mọi nơi đến chiêm bái.
Đường đi đến chùa Tây Phương
Vị trí: thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Khoảng cách từ Hà Nội đến chùa Tây Phương: 28-30km theo hướng đi Láng-Hòa Lạc
Chỉ đường đến chùa Tây Phương: Từ Hà Nội, bạn đi theo đường Láng – Hoà Lạc, chui qua trạm thu phí giao thông, bạn sẽ gặp biển chỉ đường đi Thạch Thất, rẽ vào đó và đi tiếp sẽ thấy biển rẽ trái vào chùa Tây Phương.
Chùa Tây Phương nổi tiếng vì có nhiều tượng đẹp, 18 vị la hán chùa Tây Phương là tuyệt tác điêu khắc nghệ thuật trên gỗ mà hiện nay, không đâu có thể làm được như thế.
Để đến chùa Tây Phương, bạn có thể đi bằng xe máy, xe bus, xe khách, hoặc thuê một chiếc xe phù hợp với số lượng người đi và mức chi phí mong muốn của bạn tại một địa chỉ cho thuê xe đi du lịch.
Kinh nghiệm ăn uống khi đi chùa Tây Phương
Theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa, sau khi đi tham quan vãn cảnh chùa Tây Phương, hãy đến nhà hàng Gà Ngon để ăn uống và sau đó vào tham quan luôn công viên Thiên Đường Bảo Sơn nổi tiếng. Nhà hàng Gà Ngon nằm ở đại lộ Thăng Long, sát cổng chào công viên Thiên Đường Bảo Sơn, được coi là biểu tượng cho ẩm thực kinh kì, do đó nếu bạn đến Hà Nội mà chưa ghé nhà hàng thì coi như bạn chưa đến Hà Nội. Dù cách trung tâm nội thành 5 km nhưng nhà hàng không ngăn nổi các dòng khách du lịch liên tục đổ về. Năm 2016 nhà hàng Gà Ngon được tạp chí Du lịch danh tiếng Mỹ Triprow đánh giá là địa chỉ ẩm thực nên đến ăn một lần trong đời. Tháng 1 năm 2018, nhà hàng Gà Ngon lại được vinh danh trên tạp chí Kiến trúc hàng đầu thế giới Archdaily là 1 trong 10 nhà hàng có kiến trúc đẹp nhất châu Á.

Chính vì sự nổi tiếng của nhà hàng nên lượng khách đổ về nhà hàng Gà Ngon đông như quân nguyên, các món ăn tuy chờ đợi hơi lâu vì khách đến mới chế biến nhưng cực ngon và đáng đồng tiền bát gạo.
Hàng chục chiếc xe space dừng đỗ trước cổng nhà hàng Gà Ngon
Nhà hàng Gà Ngon là nhà hàng thu hút đông đảo khách du lịch trong nước, quốc tế, việt kiều mỗi khi đến Hà Nội và trở thành địa chỉ ẩm thực quen thuộc của rất nhiều nghệ sĩ nối tiếng Việt Nam.
Nhà hàng Gà Ngon được vinh danh trên tạp chí Kiến trúc hàng đầu thế giới Archdaily là 1 trong 10 nhà hàng có kiến trúc đẹp nhất châu Á
Nhà hàng Gà Ngon là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Thành khiến ai đến thăm Hà Nội cũng đều phải ghé đến.

Nhà hàng tái hiện khung cảnh làng quê Bắc Bộ với không gian tre trúc, đèn lồng, tranh tre, bàn ghế niêu mẹt đều bằng tre… gợi nên tình yêu quê hương và cảm giác được trở về với tuổi thơ của mỗi du khách việt kiều xa xứ.

Không chỉ là nơi tụ hội các món ăn ngon từ khắp các vùng miền trên cả nước, nhà hàng Gà Ngon còn là nơi duy nhất mang đến cho thực khách một không gian ẩm thực mới lạ, đậm nét văn hóa. Các chương trình biểu diễn nhạc sống gồm có nhạc cổ điển, Nhạc dân tộc, Nhạc trữ tình, liên kết cùng các đơn vị như liên đoàn Xiếc Việt Nam, hứa hẹn mang đến cho quý thực khách những chương trình tạp kĩ nghệ thuật đầy hấp dẫn, để thực khách vừa được hòa mình vào lễ hội ẩm thực, vừa được thết đãi những “món ngon tinh thần” một cách trọn vẹn và hoàn hảo.

Không gian nhà hàng rộng 5000m2 trước giờ đãi tiệc

Nhà hàng Gà Ngon được các nghệ sĩ nối tiếng của Việt Nam đặc biệt ưa thích. Đây là chốn dừng chân quen thuộc cho các bữa tiệc hội ngộ bạn bè, liên hoan, sum họp … của giới nghệ sĩ Việt.









Ưu điểm của nhà hàng là giá thành các món ăn cực rẻ với nhiều suất ăn chỉ 70 – 120K và khách còn được ưu đãi mang đồ uống vào dùng mà không phải trả phí. Đặc biệt trong hơn 50 món ăn từ gà đồi Tam Đảo, dê núi, trâu giật, chim trời, hải sản của nhà hàng Gà Ngon, món Gà Không lối thoát được tạp chí Du lịch nổi tiếng thế giới Triprow đánh giá cao, coi là tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Món ăn được đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, các nghệ sĩ nổi tiếng Việt tìm đến thưởng thức.


Du khách nước ngoài biết đến nhà hàng Gà Ngon qua các tạp chí Du lịch thế giới, tò mò tìm đến nếm thử món Gà Không lối thoát – tinh hoa ẩm thực Việt Nam






Trở thành món ăn biểu tượng của Hà Nội, nên hầu như người Hà Nội nào cũng đều cho biết là đã từng ăn món Gà Không lối thoát này tại nhà hàng Gà Ngon, còn các du khách tỉnh xa đến Hà Nội thì sau khi ăn trực tiếp tại nhà hàng xong đều muốn đặt những con Gà Không lối thoát mang về nhà làm quà biếu người thân.





Nhà hàng Gà Ngon nổi tiếng với tứ đại món ăn đó là: Trâu, Dê, Gà, Cá. Theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa chia sẻ mỗi bàn ăn nên gọi một món gà, một món trâu và một món dê và một món cá. Dưới đây là 4 món ăn nổi tiếng nhất của nhà hàng Gà Ngon các bạn nên thưởng thức một lần trong đời.




Khi đến Hà Nội chắc chắn các bạn sẽ không thể bỏ qua ý định đến ăn nhà hàng Gà Ngon và thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây, tuy nhiên có lưu ý nho nhỏ là nên đặt bàn trước, bởi với lượng khách đổ về nhà hàng quá đông như hiện nay, chắc chắn sẽ không còn chỗ, dù nhà hàng đã luôn sẵn sàng cho cả 4 khu ăn uống với không gian 5000m2. (Số điện thoại của nhà hàng Gà Ngon: 0979.900.790– 0987.888.502)
Review nhà hàng Gà Ngon chi nhánh Thiên Đường Bảo Sơn